Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Những kinh nghiệm làm kế toán tiền lương

Các bạn có lẽ đã biết Những công việc của kế toán tiền lương khi được đào tạo khóa chuyên môn ở trung tâm kế toán, vậy thì chúng tôi sẽ thêm cho bạn một số kinh nghiệm thực tế đã thu được của những kế toán tiền lương trong quá trình làm việc nhé.

 Kế toán tiền lương một vị trí quan trọng mà đa số doanh nghiệp nào cũng cần có, ngoài những chuyên môn cần có của một kế toán ra thì bạn phải có tính trung thực, chính xác và yêu nghề, trong quá trình làm việc bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm cho chính bản thân mình để phát triển hơn trong con đường nghề kế toán hay kế toán trưởng.
Vd : Một công ty đã kê khai làm 2 bảng lương, 1 bảng thực chi và 1 bảng nộp cho bên BHXB. Nếu khi đăng ký BHXH và thủ tục đầy đủ thì số tiền đã chi đưa vào hạch toán theo bạn có được không ? Nếu bên thuế kiểm tra và thắc mắc bảng lương thực chi cao mà đóng BHXH lại thấp thì bạn sẽ giải trình như nào ?

Trả lời :
Hiện nay BHXH đóng rất cao, tối thiểu quy định phải là 714.000 người/ tháng, nên bạn cần chú ý đối với những nhân viên làm việc cố định lâu dài mới đóng phần này, như vậy cũng giảm bớt chi phí.
Nếu bên cơ quan thuế yêu cầu, thì bảng lương hợp lý nhất phải đủ : Bảng lương có ký nhận đầy đủ, hợp đồng lao động của nhân viên, có phiếu chi lương đi kèm, đặc biệt bên thuế người ta không yêu cầu chi phí lương bắt buộc phải đóng BHXH lới là chi phí hợp lý nhé bạn.
Và họ cũng không yếu cầu tại sao bảng lương quá nhiều mà đóng BHXH ít, cơ quan thuế chỉ yêu cầu nhân viên nào ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên mới phải đóng BHXH.
Phương án tốt nhất vẫn là đóng cho nhân viên lâu dài và bạn cũng nên đưa lương vào để giảm thuế cho TNDN phần này kế toán thuế sẽ nắm rõ nhất.

Khi làm công việc của kế toán tiền lương bạn cần rút kinh nghiệm cho những trường hợp sau :
1. Chấm công chính xác nhất.
2. Thông tin về các mức lương phải điền đúng theo quy định của doanh nghiệp để tính bảng lương.
3. Lưu ý khi làm trên phần mềm Excel cho các công thức và phải kéo cho đủ tổng lương của từng người và tổng lương toàn doanh nghiệp.
4. Đếm tiền cẩn thận khi chi lương.
5. Làm tròn khi tính lương bằng sản phẩm.
Lưu ý : Căn cứ để kiểm tra chi phí lương là dựa vào bảng lương, danh sách nhân viên, hợp đồng lao động, chính sách thưởng, chứng từ chuyển tiền và bảng tính thuế TNCN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét